Vấn đề tiến hóa Mục_đích_luận_trong_sinh_học

Sự hiện diện của định luật thứ hai của nhiệt động lực học (hay còn gọi là nguyên lý bất định và vô trật tự (Entropy Law), là động lực làm cho một hệ kín vật lý luôn tiến triển theo chiều hướng xấu đi và tan rã) nhưng những nguyên tắc dẫn đường cho niềm tin mục đích luận trong tiến hóa là những biểu hiện rõ ràng rằng mọi yếu tố trong quá trình phát triển luôn có khuynh hướng trở nên phức tạp hơn và sự phức tạp khi đạt đến một mức nào đó sẽ có nguy cơ đổ vỡ và tự hủy hoại và để tránh nó những điều kiện môi trường thích hợp và hỗ trợ cho sự phức tạp mới sinh ra và phát triển sẽ nhằm hình thành một trình độ phức tạp cao cấp hơn. Về phương diện của vật lý và tiến hóa học, mục tiêu sự phát triển/tiến hóa của vũ trụ không phải là bản thân của sự sống, mà đó là một quá trình truyền đạt thông tin từ đơn giản đến phức tạp trên nền tảng hoạt hóa các dạng năng lượng tiềm ẩn từ thấp đến cao. Werner Gitt cho rằng: "Theo quan điểm công nghệ, hệ mã hóa được sử dụng cho sinh vật là tối ưu. Sự thật này củng cố quan điểm đây là một thiết kế có mục đích rõ ràng, thay vì một sự may rủi ngẫu nhiên".

Theo thuyết tiến hóa thì "Tiến hóa là sinh vật thích nghi với môi trường". Nhưng Jean-Baptiste Lamarck đã đề xuất rằng sinh vật tiến hoá bằng cách phát triển một số đặc điểm trong kiếp sống của chúng và sau đó truyền lại cho con cái của mình ví dụ như hươu cao cổ đã dành cả đời vươn người đến lá trên cành cao, con cái của chúng sẽ được sinh ra với những chiếc cổ dài, nhưng cơ chế di truyền thừa kế không hoạt động như thế. Trên thực tế, các cá thể không hề tiến hoá. Thay vào đó, các đột biến gen ngẫu nhiên ở một số con hươu cao cổ khiến chúng được sinh ra với chiếc cổ dài, và điều đó mang lại cho chúng một cơ hội tốt hơn để sống sót so với những con không được may mắn như vậy và đó là "sự sống sót của các cá thể phù hợp nhất".

Triết gia Hy Lạp Aristotle từng đề ra lý thuyết về Scala naturae (Chuỗi sinh tồn vĩ đại). Ông tin rằng tất cả các loài thực vật và động vật đều duy trì những đặc điểm mà chúng vốn có khi được tạo ra và không tiến hóa thành các loài khác, mọi loài thực vật và động vật đều có một vị trí nhất định trong tự nhiên và để phục vụ cho mục đích mà vì thế chúng tồn tại. Theo Aristotle, thực vật là dạng sống đơn giản nhất. Từ đó, chuỗi động vật tiến triển một cách phức tạp cho đến khi cuối cùng chúng ta có được con người. Giả thuyết đột biến được nhà thực vật học người Hà Lan Hugo de Vries đề xuất vào năm 1901 tương tự như thuyết Darwin, trừ việc Vries cho rằng các loài mới được tạo ra bởi đột biến một lần đột ngột và không thay đổi dần dần như lý thuyết tiến hóa của Darwin. De Vries cũng tin rằng các đột biến là ngẫu nhiên, trong khi Darwin đề xuất rằng chúng là có mục đích[20].

Một số triết gia của thời đại cổ điển gồm cả Empedocles[21] và nhà thơ La Mã Lucretius,[22] bày tỏ ý tưởng cho rằng tự nhiên sinh ra nhiều loại sinh vật một cách ngẫu nhiên, và chỉ những sinh vật có thể sống sót và sinh sản thành công mới tồn tại lâu dài. Trong Quyển II của sách Physics,[23] Aristotle đã chỉ trích tư tưởng của Empedocles khi cho rằng các sinh vật hình thành hoàn toàn là do hoạt động ngẫu nhiên của các nguyên nhân như nóng và lạnh. Ông đặt vị trí mục đích luận vào vị trí của nó, và tin rằng hình thức này hoàn toàn là có mục đích, đồng thời trích dẫn tính di truyền đều đặn ở các loài như một bằng chứng.[24][25] Tuy nhiên, ông thừa nhận trong thuyết sinh học rằng các loại động vật mới, quái thai (τερας), có thể xuất hiện trong những trường hợp rất hiếm (Generation of Animals, Quyển IV).[26] Trích dẫn trong ấn bản năm 1872 của Darwin về Nguồn gốc các loài, Aristotle đã xem xét liệu các dạng khác nhau (ví dụ, răng) có thể đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên hay là không, hay chỉ những dạng hữu ích mới tồn tại:

Vậy điều gì cản trở các bộ phận khác nhau [của cơ thể] khỏi mối quan hệ đơn thuần là ngẫu nhiên này trong tự nhiên? chẳng hạn như răng mọc lên do nó là điều cần thiết, răng trước phải sắc nhọn, thích hợp để xé, răng hàm phẳng, và có thể dùng để nghiền nhỏ thức ăn; vì chúng không được tạo ra vì mục đích này, mà đó là kết quả của sự ngẫu nhiên. Và theo cách tương tự như đối với các phần khác, kết luận ở đây là trong đó dường như tồn tại một sự thích nghi. Do đó, bất cứ nơi nào, tất cả mọi thứ cùng nhau (tức là tất cả các bộ phận của một tổng thể) xảy ra như thể chúng được tạo ra vì lợi ích của một cái gì đó, chúng được bảo tồn, cấu thành một cách thích hợp bởi tính tự phát bên trong, và bất kỳ thứ gì không được cấu thành như vậy, phải diệt vong, và vẫn đang tàn lụi đi.

— Aristotle, Physics, Quyển II, Chương 8[27]